Phân biệt Front End và Back End, điểm khác nhau là gì?

Phân biệt Front End và Back End, điểm khác nhau là gì? Nếu bạn là một lập trình viên newbie, có thể bạn sẽ bối rối với các thuật ngữ như Front End và Back End. Đây là 2 thuật ngữ quan trọng trong một website bất cứ ai theo học lập trình web đều phải biết. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng là gì và nhiệm vụ của từng phần là gì. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về Front End và Back End, cách phân biệt Front End và Back End chi tiết nhất. Cùng Tinasoft đi vào chi tiết nhé! Phân biệt khái niệm Front End và Back End Front End là gì? Front-end  là phần giao diện của website nơi mà người dùng cuối có thể nhìn thấy và tương tác trực tiếp. Tất cả những gì bạn có thể nhìn thấy trên website bao gồm: màu sắc, hình ảnh, văn bản, đồ thị, bảng biểu,… được gọi là phần front-end của trang web. Những người chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển những thành phần này được gọi là Front End Developer. Họ sẽ sử ...

Phân biệt Front End và Back End, điểm khác nhau là gì?

Front End
Sự khác nhau giữa Front end và Back end

Nếu bạn là một lập trình viên newbie, có thể bạn sẽ bối rối với các thuật ngữ như Front End và Back End. Đây là 2 thuật ngữ quan trọng trong một website bất cứ ai theo học lập trình web đều phải biết. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng là gì và nhiệm vụ của từng phần là gì. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về Front End và Back End, cách phân biệt Front End và Back End chi tiết nhất. Cùng Tinasoft đi vào chi tiết nhé!

Phân biệt khái niệm Front End và Back End

Front End là gì?

Front-end

 là phần giao diện của website nơi mà người dùng cuối có thể nhìn thấy và tương tác trực tiếp. Tất cả những gì bạn có thể nhìn thấy trên website bao gồm: màu sắc, hình ảnh, văn bản, đồ thị, bảng biểu,… được gọi là phần front-end của trang web. Những người chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển những thành phần này được gọi là Front End Developer. Họ sẽ sử dụng các công cụ và ngôn ngữ lập trình như HTMLCSSJavaScript để tạo ra giao diện người dùng trực quan và hấp dẫn, tương thích trên nhiều trình duyệt và thiết bị khác nhau.

Back End là gì?

Back End

 là phần người dùng không thể nhìn thấy được, có nhiệm vụ xử lý các nghiệp vụ phức tạp ở phía sau giúp phần front end hoạt động trơn tru. Thông thường, các phần này bao gồm cơ sở dữ liệu, máy chủ, và các tập lệnh khác được sử dụng để xử lý và lưu trữ dữ liệu. Mặc dù người dùng không tương tác trực tiếp với back-end nhưng họ sẽ tương tác gián tiếp thông qua front-end.

Các Back End Developer sẽ tập trung vào phía máy chủ trang web bao gồm: Databases, quản lý service,… Sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Java, Python, Ruby, PHP và các framework như Node.js, Ruby on Rails và Django để phát triển các hệ thống website. Vai trò của một Back End Developer là cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng một trang web, bởi vì họ đảm bảo rằng các ứng dụng phải hoạt động chính xác và đáp ứng được nhu cầu của người dùng.

Kỹ năng của Front End Developer và Back End Developer

Front End Developer

 và Back End Developer là hai vai trò quan trọng trong quá trình phát triển website. Mỗi vai trò đều có những kỹ năng đặc trưng riêng, dưới đây là một số sự khác biệt về kỹ năng giữa Front End Developer và Back End Developer:

Front End Developer

Front end
Front End Developer
  • Thành thạo HTML, CSS và JavaScript để xây dựng giao diện người dùng tốt nhất có thể.
  • Sử dụng các framework như Angular, React, Vue.js, Ember để tăng tốc độ phát triển web.
  • Kỹ năng sử dụng JavaScript/jQuery để thêm các chức năng cần thiết và các plugin, extension  giúp việc phát triển trang web nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Kỹ năng quản lý các Git và Version để theo dõi các thay đổi được tạo ra trong quá trình code hoặc kiểm soát các version.
  • Hiểu biết về UI/UX design và các nguyên tắc thiết kế.
  • Có khả năng sửa lỗi, tối ưu hóa tốc độ tải trang web.
  • Có kiến ​​thức về responsive design và cross-browser compatibility.

Back End Developer

Back end
Back End Developer
    • Thành thạo các ngôn ngữ lập trình như Java, Python, Ruby, PHP, C# để xử lý các yêu cầu phức tạp từ phía người dùng.
    • Có kiến thức về cơ sở dữ liệu và truy vấn dữ liệu, hiện nay SQL và NoSQL là hai loại cơ sở dữ liệu được sử dụng phổ biến nhất.
    • Hiểu biết về mạng và máy chủ, bao gồm các giao thức web, lưu lượng truy cập, bảo mật và quản lý máy chủ.
    • Có kiến thức về một số thuật toán như: Depth First Search và Breadth-First Search, bubble sort, selection sort, insertion sort, merge sort, quick sort, thuật toán đệ quy và lặp,…
    • Có khả năng sửa lỗi và cải thiện hiệu suất website.
    • Nắm được một số kỹ năng khác như: Quản lý môi trường lưu trữ với CSDL, kiến thức về kiểm soát Git và,…

Danh mục:

Kiến thức

Tags: