Vấn đề bảo mật các thiết bị IoT
Tính đến năm 2017 hơn 7000 các thiết bị IoT đã bị các phần mềm độc hại tấn công. Tính đến nay có hơn 6 tỷ thiết bị thông minh đang được sử dụng trên toàn cầu. Và người dùng ngày càng bị đe doạ từ mã độc nhằm vào các thiết bị kết nối đó. Vậy nên hãy cùng Tinasoft đi tìm hiểu về vấn đề bảo mật của thiết bị IoT nhé!
Các thiết bị IoT nếu không được thiết lập an toàn, hoàn toàn có thể bị mã độc tấn công.
Các thiết bị thông minh (như đồng hồ, TV, router, máy ảnh)- đang kết nối với nhau để tạo thành mạng lưới Internet of Things (IoT). Đây là hệ thống mạng lưới các thiết bị được trang bị bằng công nghệ nhúng. Điều này cho phép họ tương tác với nhau hoặc với môi trường bên ngoài. Do có số lượng lớn thiết bị, IoT đã trở thành mục tiêu hấp dẫn đối với tội phạm mạng. Bằng cách xâm nhập thành công các thiết bị IoT, tội phạm có thể theo dõi người dùng, tống tiền họ, và thậm chí kín đáo làm cho họ trở thành đối tác của chúng. Tệ hơn, các bonet như Mirai và Hajime đã cho thấy sự tăng lên của các mối đe dọa mạng.
Các chuyên gia của Kaspersky Lab đã tiến hành nghiên cứu về phần mềm độc hại IoT.
Các chuyên gia kiểm tra mức độ nguy hiểm của các mã độc. Họ đã thiết lập honeypots – mạng nhân tạo. Mạng này mô phỏng mạng của các thiết bị IoT khác nhau (router, camera kết nối, vv). Điều này giúp quan sát xem phần mềm độc hại cố tấn công các thiết bị ảo của họ. Ngay sau khi honeypot được thành lập, cuộc tấn công bằng cách sử dụng các mẫu độc hại lập tức bắt đầu.
Hầu hết các cuộc tấn công nhắm vào máy ghi hình kỹ thuật số hoặc máy quay IP (63%). Và sau đó 20% cuộc tấn công vào các thiết bị mạng, bao gồm router, modem DSL … Khoảng 1% mục tiêu là các thiết bị quen thuộc nhất của người dùng như máy in và các thiết bị gia đình thông minh. Trung Quốc (17%), Việt Nam (15%), và Nga (8%) nổi lên là 3 nước hàng đầu có các thiết bị IoT bị tấn công, mỗi quốc gia đều có một số lượng lớn các máy bị nhiễm. Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Đài Loan – tất cả đều theo sau đó ở mức 7%.