Tester là ai? 8 kỹ năng cần thiết để trở thành một Tester?
Tester là một ngành nghề khá mới mẻ nhưng đầy thu hút đối với thế hệ trẻ hiện nay, đặc biệt là các bạn sinh viên CNTT nói riêng và sinh viên có đam mê đối với chuyển đổi số nói chung. Tuy vậy nhưng vẫn có không ít người chưa hiểu rõ về ngành nghề và kỹ năng cần có của một Tester. Bài viết này Tinasoft sẽ cùng các bạn tìm hiểu Tester là ai và để trở thành 1 Tester cần có những kỹ năng gì ?
Tester là ai?
Tester là một chuyên gia về CNTT, chịu trách nhiệm về giai đoạn kiểm tra quá trình phát triển phần mềm, đảm bảo sao cho ứng dụng, chương trình hoạt động tốt và không xảy ra bất kỳ rủi ro nào. Hiểu một cách đơn giản hơn, Tester còn được hiểu là người kiểm thử phần mềm để tìm kiếm các lỗi, các sai sót hay bất cứ vấn đề nào ảnh hưởng đến chất lượng của phần mềm.
Một Tester sẽ thực hiện các nhiệm vụ cơ bản như:
- Tạo và lập hồ sơ cho một kế hoạch kiểm thử
- Xác định các loại kiểm tra và công cụ kiểm thử phù hợp với chương trình, ứng dụng
- Chạy kiểm thử và ghi lại kết quả
- Tạo kịch bản kiểm thử chi tiết để kiểm tra chương trình, ứng dụng một cách rộng rãi
- Trao đổi với các thành viên Tester và Developer về tình trạng dự án, lỗi kiểm thử và phương án giải quyết
- Đề xuất các cải tiến phần mềm tối ưu
Những kỹ năng quan trọng một Tester cần có
Kỹ năng phân tích
Kỹ năng phân tích được coi là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với người lao động ở mọi ngành nghề. Đối với Tester, đây được coi là kỹ năng tiên quyết mà bạn cần luyện để có được “cách nhìn vấn đề từ nhiều góc độ”. Trong quá trình làm việc, các Tester cần phân tích từng function nhỏ tại vị trí mà bạn đang test, đồng thời cần quan sát và phân tích luôn những function liền kề nó để nhanh chóng phát hiện ra lỗi và đề xuất phương án giải quyết tối ưu.
Kỹ năng tự học
Với đặc điểm là thị trường Outsourcing, thị trường phần mềm tại Việt Nam có độ cạnh tranh và mở rộng rất lớn. Xu thế công nghệ liên tục phát triển và thay đổi không ngừng. Chính vì vậy, các bạn cần phải sẵn sàng đổi mới, học hỏi nhiều hơn, học domain khác và quan sát chúng từ nhiều góc độ khác nhau. Nếu không có năng lực tự học hỏi và tự đổi mới, bạn sẽ khó tiến xa trong nghề Testing nói riêng và phần mềm nói chung.
Tính tỉ mỉ, chi tiết
Cũng như đặc thù của ngành CNTT nói chung, để Testing hiệu quả, các Tester cần phải để ý đến từng dấu chấm, dấu phẩy trong từng câu lệnh, thông điệp, phải quan sát độ logic của thông điệp có rõ ràng, hiệu quả hay không. Các icon xuất hiện có phù hợp với thông điệp mà ứng dụng muốn tiếp cận đến người dùng hay không. Vì những lý do đó, các bạn cần luyện tập tính tỉ mỉ, chi tiết nếu muốn trở thành một Tester giỏi.
Hiểu biết về ngôn ngữ lập trình
Để trở thành một Tester giỏi, các bạn cần có sự hiểu biết nhất định về các ngôn ngữ lập trình phổ biến như PHP, HTML, JavaScript… để có thể giao tiếp tốt với các thành viên trong dự án. Đồng thời kiến thức cơ bản về mã hóa còn có thể nâng cao hiểu biết của bạn về các hệ thống và hoạt động của phần mềm,
Kỹ năng Tiếng Anh
Việt Nam là một thị trường mở, thị trường Outsourcing sôi động. Chính vì vậy, kỹ năng tiếng Anh là một kỹ năng rất cần thiết để có thể tiếp cận và trao đổi công việc hiệu quả. Kỹ năng tiếng Anh tốt còn một trong những điểm cộng dành cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng.
Kỹ năng giao tiếp
Trong quá trình kiểm thử, các Tester thường xuyên phải trao đổi với các thành viên khác trong dự án, đặc biệt là cần trao đổi về Bug và cách fix lỗi. Trong quá trình này không tránh khỏi cần sử dụng khả năng giao tiếp hay kỹ năng giải quyết mâu thuẫn để công việc có thể tiến hành thuận lợi và hoàn thành tốt nhất.
Kỹ năng tạo tài liệu Test
Khi bắt đầu thực hiện việc kiểm thử, bạn cần phải ghi lại quy trình phân tích và kiểm tra của mình. Tùy thuộc vào tính chất và đặc trưng của doanh nghiệp mà bạn sẽ phải tìm hiểu và thích ứng với các mẫu tạo tài liệu Test khác nhau. Tài liệu test tốt cần phải cung cấp được lời giải thích có tổ chức, logic rõ ràng, người giám sát có thể xác định rõ công việc của bạn và của các thành viên khác trong dự án.
Kỹ năng soạn thảo báo cáo
Tạo báo cáo lỗi chi tiết là việc rất quan trọng để người giám sát và Developer có thể hiểu được các vấn đề mà phần mềm gặp phải và cần cung cấp giải thích cặn kẽ về tình trạng hiện tại của phần mềm. Một báo cáo tiêu chuẩn thường bao gồm các thông tin như:
- Tình trạng của vấn đề
- Mô tả ngắn gọn về lỗi
- Vị trí sự cố trên hệ thống
- Phiên bản và mã số xây dựng
- Các bước dẫn đến lỗi
- Xếp hạng mức độ nghiêm trọng và ưu tiên giải quyết
- Bên chịu trách nhiệm giải quyết lỗi
- Tên người thử nghiệm
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về ngành nghề Tester và những kỹ năng cần có. Tinasoft hi vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có đầy đủ thông tin về Tester cũng như cơ hội việc làm của vị trí này. Để tìm hiểu thêm vị trí Tester đang được tuyển dụng tại Tinasoft, mời bạn truy cập và tham khảo thông tin tuyển dụng của chúng tôi tại đây.