Quy trình phát triển phần mềm là gì? 6 giai đoạn phát triển phần mềm bạn nên biết.

Quy trình phát triển phần mềm là gì? 6 giai đoạn phát triển phần mềm bạn nên biết. Quy trình phát triển phần mềm là gì? Quy trình phát triển phần mềm hay còn gọi là SDLC – Software Development Life Cycle là một thuật ngữ được sử dụng trong hệ thống kỹ thuật, hệ thống thông tin và công nghệ phần mềm để mô tả quá trình lập kế hoạch, tạo, thử nghiệm và triển khai một hệ thống thông tin.  Có thể hiểu đơn giản, quy trình phát triển phần mềm là toàn bộ quá trình xây dựng lên sản phẩm đáp ứng các thông số kỹ thuật và yêu cầu của người dùng. Các giai đoạn của quy trình phát triển phần mềm Quy trình phát triển phần mềm được chia thành 6 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có sự tham gia của đội ngũ phát triển phần mềm. Giai đoạn 1. Xác định nhu cầu – Needs identification Xác định nhu cầu là giai đoạn nghiên cứu thị trường và brainstorming nhằm xác định khả năng tồn tại của sản phẩm. Các lập trình viên cần xác định chức năng, dịch vụ mà phần mềm ...

quy trình phát triển phần mềm

Quy trình phát triển phần mềm là gì? 6 giai đoạn phát triển phần mềm bạn nên biết.

Quy trình phát triển phần mềm là gì?

Quy trình phát triển phần mềm hay còn gọi là SDLC – Software Development Life Cycle là một thuật ngữ được sử dụng trong hệ thống kỹ thuật, hệ thống thông tin và công nghệ phần mềm để mô tả quá trình lập kế hoạch, tạo, thử nghiệm và triển khai một hệ thống thông tin. 

Quy trình phát triển phần mềm là gì?
Quy trình phát triển phần mềm là gì?

Có thể hiểu đơn giản, quy trình phát triển phần mềm là toàn bộ quá trình xây dựng lên sản phẩm đáp ứng các thông số kỹ thuật và yêu cầu của người dùng.

Các giai đoạn của quy trình phát triển phần mềm

Quy trình phát triển phần mềm được chia thành 6 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có sự tham gia của đội ngũ phát triển phần mềm.

Giai đoạn 1. Xác định nhu cầu – Needs identification

Xác định nhu cầu là giai đoạn nghiên cứu thị trường và brainstorming nhằm xác định khả năng tồn tại của sản phẩm. Các lập trình viên cần xác định chức năng, dịch vụ mà phần mềm cung cấp đến người tiêu dùng, từ đó thể hiện cho họ thấy sự cần thiết và hữu ích của sản phẩm.Ngoài ra trong giai đoạn này, các bộ phận trong công ty cần có sự liên kết và thảo luận về điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội phát triển của sản phẩm… nhằm thỏa mãn tất cả các thông số cần thiết để sản phẩm thành công.

Giai đoạn 2. Phân tích yêu cầu – Requirements Analytics

Phân tích yêu cầu là giai đoạn thực hiện khảo sát chi tiết về những yêu cầu, mong muốn của khách hàng. Kết quả khảo sát sẽ được tổng hợp vào tài liệu đặc tả yêu cầu với đầy đủ các yêu cầu về chức năng, phi chức năng, giao diện. 

Giai đoạn Phân tích yêu cầu - Requirements Analytics
Giai đoạn Phân tích yêu cầu – Requirements Analytics

Tài liệu đặc tả còn cung cấp phác thảo chi tiết về thành phần, phạm vi, nhiệm vụ của các lập trình viên và các thông số thử nghiệm của sản phẩm.

Giai đoạn 3. Thiết kế – Design

Thiết kế là một giai đoạn quan trọng của quy trình phát triển phần mềm. Trong giai đoạn này, các kiến trúc sư và nhân viên phát triển phần mềm sẽ dựa vào những thông số kỹ thuật để thiết kế ra sản phẩm theo yêu cầu.Kết quả cuối cùng của giai đoạn này là tài liệu DSD – Đặc điểm kỹ thuật thiết kế, tài liệu này chỉ định thiết kế kiến trúc, thành phần, giao tiếp, đại diện front-end và luồng người dùng của sản phẩm.

Giai đoạn 4. Lập trình – Development

Trong giai đoạn 4 của quy trình phát triển phần mềm, các lập trình viên sẽ coding dựa trên các thông số kỹ thuật và yêu cầu của sản phẩm đã được thống nhất trong các giai đoạn trước.Sau khi coding, các lập trình viên sẽ deploy sản phẩm trong môi trường phát triển – development environment, tiến hành thử nghiệm phiên bản đã tạo và điều chỉnh lại theo yêu cầu.

Giai đoạn 5. Kiểm thử – Testing

Sau khi giai đoạn Design hoàn thành, các tester sẽ tiếp nhận sản phẩm và tiến hành kiểm thử. Trong giai đoạn này, tester sẽ tạo test case (Kịch bản kiểm thử) dựa trên tài liệu giải pháp ở giai đoạn 2. Phân tích yêu cầu – Requirements Analytics, sau đó sẽ tiến hành kiểm tra.Kết quả kiểm thử sẽ được cập nhật vào tool quản lý và thông báo bug đến các lập trình viên. Tester và lập trình viên sẽ phối hợp cùng xử lý các bug và cập nhật lên hệ thống quản lý lỗi.

Giai đoạn 6. Triển khai và bảo trì – Deployment & Maintenance 

Sau khi bug đã được xử lý, nhà phát triển phần mềm sẽ cung cấp sản phẩm hoàn chỉnh đến tay khách hàng. Giai đoạn triển khai vẫn được tiến hành đồng thời cùng quá trình kiểm thử để đảm bảo sản phẩm luôn hoạt động tốt.Sau khi sản phẩm được phát hành, công ty sẽ lập một đội bảo trì để quản lý các vấn đề mà khách hàng gặp phải khi sử dụng sản phẩm. 

Trên đây là một số thông tin về quy trình phát triển phần mềm và các giai đoạn của quy trình. Hi vọng với bài viết trên, Tinasoft đã giúp bạn hiểu thêm về quy trình phát triển phần mềm, qua đó hỗ trợ quá trình học tập và làm việc trở nên dễ dàng hơn nhé.

Danh mục:

Kiến thức

Tags: