Lập trình nhúng là gì? Lập trình nhúng cần học những gì?
Lập trình nhúng là một khái niệm khá xa lạ đối với những bạn mới bước chân vào ngành hoặc đang có niềm yêu thích đối với ngành công nghệ thông tin nói chung và ngành lập trình phần mềm nói riêng. Vì vậy, trong bài viết dưới đây Tinasoft sẽ gửi tới các bạn câu trả lời cho câu hỏi lập trình nhúng là gì và lập trình nhúng cần học những gì?
Lập trình nhúng là gì?
Lập trình nhúng – Embedded Programming hay còn được gọi là lập trình hệ thống nhúng – Embedded System là một hệ thống có khả năng xử lí thông tin tốt trong các hệ thống lớn và phức tạp. Khác với các hệ thống khác thì hệ thống lập trình nhúng là một tổ hợp gồm phần cứng với phần mềm và thực hiện một chức năng chuyên biệt theo yêu cầu.
Trong các thiết bị điện tử, hệ thống điện với nhiệm vụ xử lý thông tin hay điều khiển hiện nay đều sẽ có khả năng chứa hệ thống nhúng ví dụ như các tính năng của xe ô tô, thiết bị trò chơi cầm tay…
Lập trình nhúng được xây dựng với mục đích chính nhằm sử dụng cho những bài toán chuyên môn trong các lĩnh vực như công nghiệp, tự động hóa điều khiển, truyền tin… Hệ thống nhúng sẽ đặc biệt được thiết kế để có thể thực hiện các chức năng chuyên môn cụ thể. Cũng như sẽ được tối ưu hóa để làm giảm được kích thước và chi phí sản xuất khi được sản xuất với một số lượng lớn.
Một số ứng dụng của lập trình nhúng
- Thiết bị trả lời tự động, dây chuyền sản xuất tự động,…
- Thiết bị gia đình như lò vi sóng, tủ lạnh,…
- Thiết bị sử dụng cho văn phòng như máy scan, máy photo,…
- Thiết bị sử dụng cho y tế như máy thẩm thấu, máy điều hòa nhịp tim,..
- Thiết bị kết nối mạng như Router, Hub,….
- Các hệ thống định vị, vệ tinh,…
Các thành phần trong lập trình nhúng
- RAM: Dùng để lưu các chương trình thực thi và các biến tạm
- ROM: Dùng để chứa các chương trình, các dữ liệu đã được sửa chữa, hay là những data.
- MCU: Đây là bộ hỗ trợ xử lý tính toán trung tâm
- Bên cạnh đó, còn có một số các thiết bị khác như ngoại vi ADC, DAC, các khối giao tiếp như UART…
Những kiến thức cần biết về lập trình nhúng
- Lập trình C: Cần được học và thành thạo đến mức của một chuyên gia bởi vì đây được xem là ngôn ngữ quan trọng nhất trong lập trình nhúng
- Đủ trình độ tiếng Anh để có thể đọc và hiểu được các tài liệu chuyên ngành
- Kiến thức về điện tử: Bắt buộc phải chắc chắn biết rõ về vi xử lí, vi điều khiển, ADC, TIMER,…
- Những loại giao tiếp cơ bản như SPI, UART, I2C,… hay là các loại nâng cao như USB, MOST, SATA,…
- Hiểu và nắm rõ về các hệ điều hành, kiến trúc máy tính, kiến trúc hệ điều hành và đặc biệt nhất là hệ điều hành linux.
- Bổ sung các kiến thức về các hệ điều hành thời gian thực (Real Time OS)
Ngoài ra, những bạn trẻ có ý định theo đuổi lập trình nhúng chuyên nghiệp cần trang bị thêm những kiến thức chuyên môn như:
- Kiến thức về Embedded Software: Lập trình ứng dụng; Các ngôn ngữ lập trình như C++, Java; Lập trình Android, lập trình website; Lập trình Device Driver: Sử dụng ngôn ngữ C; Nắm rõ về Python, Perl trong lập trình…
- Kiến thức về Embedded Hardware: Thiết kế PCB; Xây dựng kiến thức điện tử; Hiểu rõ cách test board; Biết cách sử dụng các thiết bị đo…
- Kiến thức về IoT: Các kiến thức về networking; Hiểu rõ cách hoạt động của Web Server; Nắm rõ Cload để biết cách điều khiển các thiết bị từ xa đồng thời biết thêm cách quản lý từ xa; Học hỏi thêm về các cách thức bảo mật trên các thiết bị IoT…
Hy vọng với bài viết trên đây, Tinasoft đã cùng bạn tìm hiểu thêm những kiến thức mới về Lập trình nhúng và những kiến thức cần thiết cho ngành nghề mới mẻ đầy tiềm năng này. Hãy theo dõi Tinasoft để cùng tìm hiểu thêm các kiến thức về Công nghệ thông tin và Giải pháp phần mềm mới nhé!