Kiểm thử chức năng – Functional Testing là gì? Điểm tên 8 loại kiểm thử chức năng phổ biến nhất.
Kiểm thử chức năng là một trong những quy trình quan trọng của kiểm thử, đảm bảo chất lượng và tiến độ quá trình kiểm thử phần mềm. Vậy kiểm thử chức năng là gì, đâu là lợi ích của kiểm thử chức năng, hãy cùng Tinasoft tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Kiểm thử chức năng là gì?
Kiểm thử chức năng hay còn gọi là Functional Testing là một trong những quy trình quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng của quá trình kiểm thử phần mềm. Functional Testing còn là một loại kiểm thử hộp đen, dựa vào tài liệu được gọi là đặc tả yêu cầu – Requirement Specification nhằm tập trung xác minh hệ thống có hoạt động theo đúng những yêu cầu nghiệp vụ hay không.Có thể hiểu kiểm thử chức năng là một quy trình so sánh sự khác biệt giữa đặc tả bên ngoài của phần mềm với các chức năng thực tế mà phần mềm cung cấp. Chức năng sẽ được kiểm tra bằng cách nhập các giá trị đầu vào sau đó tiến hành kiểm tra, đánh giá các kết quả đầu ra mà không cần đến sự xuất hiện của các cấu trúc hay cài đặt bên trong ứng dụng.
Phân loại Kiểm thử chức năng
Kiểm thử đơn vị – Unit testing
Kiểm thử đơn vị là cấp độ kiểm thử chức năng đầu tiên, cấp độ này thường được thực hiện bởi nhà phát triển. Kiểm thử đơn vị hướng đến cô lập một phần code và xác minh tính chính xác của phần code này.Cấp độ đầu tiên này đảm bảo cho các thành phần riêng lẻ của một phần mềm hoạt động và phản ứng đáp ứng yêu cầu.
Smoke testing
Smoke testing được thực hiện sau khi có một bản build mới, nhằm đảm bảo các chức năng chính, quan trọng của phần mềm hoạt động ổn định. Trong Smoke testing các test case được chọn sẽ bao phủ được hầu hết các tính năng, thành phần chính quan trọng của sản phẩm phần mềm đó.Phân loại kiểm thử chức năng này giúp phát hiện các vấn đề nghiêm trọng từ sớm, và kịp thời loại bỏ bản build mới, tránh lãng phí thời gian và công sức.
Sanity testing
Bản build mới sau khi đã qua Smoke testing sẽ được chỉnh sửa một số chức năng của phần mềm, cập nhật theo yêu cầu hoặc một số lỗi đã được sửa, việc này nhằm kiểm tra nhanh các trạng thái và thay đổi có ảnh hưởng đến những tính năng khác không và phần mềm có đáp ứng yêu cầu hay không.
Kiểm thử giao diện – Interface testing
Phân loại kiểm thử chức năng này được dùng để kiểm thử tích hợp khi thực hiện 2 hay nhiều chức năng, thành phần của phần. Những chức năng, thành phần đó sẽ được tích hợp để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh.Interface testing giúp kiểm tra hoạt động của phần mềm khi các chức năng, thành phần được hợp nhất với nhau.
Kiểm thử tích hợp – Integration testing
Integration testing được thiết kế để xác định các thành phần riêng lẻ của phần mềm có hoạt động bình thường không khi chúng được kết nối với nhau. Kiểm thử tích hợp đảm bảo mọi kết nối giữa các thành phần trơn tru.Phân loại kiểm thử chức năng này giúp phát hiện các loại lỗi khác nhau, như các tham số đầu vào hoặc đầu ra không hợp lệ làm gián đoạn một chức năng hay sự không tương thích trong thông báo hoặc định dạng dữ liệu.
Kiểm thử hệ thống – System testing
System testing là phương pháp kiểm thử hộp đen nhằm đánh giá một sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh và tích hợp.Mục tiêu của kiểm thử hệ thống là xác minh sự tuân thủ của hệ thống với những yêu cầu cụ thể. Phân loại kiểm thử này thường được thực hiện bởi một nhóm kiểm thử khác với nhóm thuộc nhà phát triển trước khi đưa phần mềm lên môi trường Production.
Kiểm thử hồi quy – Regression testing
Kiểm tra hồi quy được thực hiện khi bản build phần mềm đã được xử lý những bugs trong lần test ban đầu. Regression testing cũng hỗ trợ kiểm tra xem các bugs đã thực sự được xử lý hay chưa và kiểm tra hoạt động của toàn bộ phần mềm có thích ứng với những thay đổi đó không.
Kiểm thử chấp nhận – Acceptance testing
Kiểm thử chấp nhận hay còn được gọi là kiểm thử ứng dụng là giai đoạn cuối cùng của kiểm thử chức năng trước khi sản phẩm phần mềm được đưa ra thị trường. Loại kiểm thử chức năng này được dùng để kiểm tra sự hài lòng của người dùng bằng cách xem xét tính dễ sử dụng của sản phẩm đối với họ. Người dùng hoặc khách hàng sẽ được cung cấp bản dùng thử, đây là cách để kiểm tra sản phẩm phần mềm có hoạt động đúng theo yêu cầu thực tế hay không. Mục tiêu cuối cùng của quá trình này là đảm bảo phần mềm đã sẵn sàng phân phối và đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Như vậy Tinasoft đã cung cấp một số thông tin về Kiểm thử chức năng (Functional Testing) trong bài viết, hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về Kiểm thử chức năng và các phân loại của functional testing nhé.